Tài liệu hướng dẫn soạn bài Thao tác lập luận bình luận giúp các em hiểu biết về thao tác lập luận bình luận trong cách làm bài văn nghị luận. Từ đó, viết được một vài đoạn văn bình luận về một chủ đề gần gũi với cuộc sống và suy nghĩ của học sinh.
Bạn đang xem: Soạn bài thao tác lập luận bình luận
Với những hướng dẫn chi tiết trả lời câu hỏi sách giáo khoa dưới đây các em không chỉ soạn bài tốt mà còn nắm vững các kiến thức quan trọng của bài học này. Cùng tham khảo...

Lý thuyết Thao tác lập luận bình luận
I. Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
1. Thao tác lập luận bình luận là gì?Khái niệm:- Thao tác lập luận bình luận là thao tác lập luận của văn nghị luận, đưa ra ý kiến đánh giá, bàn bạc về một tình hình, một vấn đề nào đó.2. Mục đích của thao tác lập luận bình luậnThuyết phục người đọc, người nghe tán đồng với mình về một hiện tượng, vấn đề nào đó...3. Yêu cầu của thao tác lập luận bình luậnTrình bày rõ ràng, trung thực vấn đề được bình luận.Lập luận để khẳng định nhận xét, đánh giá của mình là đúng đắn.Bàn bạc, mở rộng vấn đề một cách sâu sắc và có sức thuyết phục.Cần có quan điểm rõ ràng, lập luận chặt chẽ. Bố cục mạch lạc, khi bình luận cần chính xác, trong sáng.Phải nắm vững kĩ năng bình luận.4. Vai trò của thao tác lập luận bình luậnThể hiện chính kiến của mình và thuyết phục người nghe.
II. Cách bình luận
Khi thực hiện thao tác lập luận bình luận có 3 bước:Bước 1: Nêu hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Trình bày trung thực, rõ ràng, ngắn gọn vấn đề cần bình luận.Bước 2: Đánh giá hiện tượng, vấn đề cần bàn luận → Phải đề xuất và chứng tỏ được ý kiến, nhận định, đánh giá của mình là xác đáng.Bước 3: Bàn về hiện tượng, vấn đề cần bình luận → Cần có những lời bàn xâu rộng về chủ đề bình luận.Xem thêm: Cười "Rụng Răng" Với Bộ Ảnh Vui Cuối Tuần Với Loạt Ảnh Vui Tuần Qua
Soạn bài Thao tác lập luận bình luận ngắn nhất
Gợi ý trả lời các câu hỏi soạn văn Thao tác lập luận bình luận trang 71-73 SGK Ngữ văn 11 tập 2 ngắn nhất.Mục đích, yêu cầu của thao tác lập luận bình luận
Câu 1 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2Bình luận là đánh giá (xác định phải trái, đúng sai, hay dở) và bàn bạc (trao đổi ý kiến).Câu 2 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2Đoạn trích Võ Thị Hảo về vấn đề giao thông có sử dụng kiểu lập luận bình luận. Điều này thể hiện ở:- Chủ đề lập luận: Vấn đề giao thông và tai nạn giao thông ở nước ta.- Mục đích thuyết phục: hướng đến đề xuất “chúng ta cần một chương trình truyền thông hiệu quả hơn để “những lưới hái tử thần”, “không còn nghênh ngang trên đường phố”.- Các lập luận được triển khai chặt chẽ, có hệ thống và giàu sức thuyết phục.- Có mở rộng vấn đề bình luận: vấn đề an toàn giao thông không chỉ bó hẹp trong lĩnh vực giao thông mà là “món ăn văn minh” đem ra “đãi khách” trong thời gian giao lưu, hội nhập toàn cầu.Câu 3 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2Muốn làm cho ý kiến bình luận có sức thuyết phục người đọc (người nghe) thì phải nắm vững kĩ năng bình luận.Câu 4 trang 71 SGK Ngữ văn 11 tập 2Con người dám và có kĩ năng tham gia bình luận để trở thành người có ích cho xã hội. Muốn có các cuộc tranh luận có hiệu quả, bổ ích chúng ta cần thành thạo kĩ năng bình luận.
Luyện tập Thao tác lập luận bình luận
Câu 1 trang 72 SGK Ngữ văn 11 tập 2a) Vì người đọc, người nghe không thế tiếp nhận và càng không thể tiếp nhận một cách hứng thú những lời bình luận về một hiện tượng (vấn đề) một khi họ còn mơ hồ chưa rõ về chính cái hiện tượng (vấn đề) được đưa ra bình luận đó.b) Nên trình bày hiện tượng (vấn đề) cần bình luận rõ ràng, trung thực.Câu 2 trang 72 SGK Ngữ văn 11 tập 2– Tình trạng hút thuốc lá trong học sinh=> Học sinh có quyền tự do cá nhân riêng, nhưng phải phù hợp với nội quy của trường học, nếu trường học quy định không cho học sinh hút thuốc trong trường học thì các em học sinh nên tôn trọng và tuân thủ.– Lũ ở Đồng Tháp Mười có phải chỉ là tai họa?=> Lũ lớn ở Đồng Tháp Mười gây ra nhiều khó khăn trong đời sống, sinh hoạt của người dân. Tuy nhiên khi địa phương này không có lũ hoặc lũ muộn lại ảnh hưởng nhiều tới công việc sản xuất vào mùa lũ của nhiều người dân sống bằng chăn nuôi, đánh bắt thủy sản trên địa bàn.Câu 3 trang 72 SGK Ngữ văn 11 tập 2Cả 3 câu trên đều đúng khi nói về bàn về vấn đề, hiện tượng nào đó.